HÌNH ẢNH

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

TIẾN HÀNH ĐÀO BỨNG CÂY ( TIẾP )

CHÀO CÁC BẠN THÂN MẾN!
Rất vui khi hôm nay lại được chia sẻ tâm sự với các bạn về những thành công trong tuần qua.
Những ngày qua chắc các bạn luôn vui vẻ và đạt những thành tựu tốt chứ? hãy chia sẻ với mình nhé!
Hôm nay mình sẽ cùng các bạn nghiên cứu tiếp phần đào bứng cây nhé!

VÚ SỮA CAO 6m
- các loại cây như tùng, bá hoặc cây xanh khác thường phải đào đất chung quanh gốc lên phân nửa rồi lấy đất mới đổ vào thay thế. Qua năm sau lại đào lên phân nửa đất còn lại chung quanh và cũng lấy đất mới đổ vào thay thế rồi phủ cỏ hoặc rong rêu, cành khô lá mục để phòng nước mưa cuốn trôi số đất mới.Đến năm thứ ba, khi chung quanh gốc, rễ mới bắt đầu sinh ra, lúc đó mới đào bứng cả gốc, rễ lẫn đất, bọc vào bao mà chở về.Những cây cổ thụ đặc biệt quá to, có thể phải thay đổi đất mới ba lần rồi mới đào bứng mang về.





XANH CỔ THỤ - CAO 5M

 - Khi đào phải chú ý đến sườn dốc. Miệng cắt gốc cây phải phẳng và vát xuống để tiện cho việc kín làm miệng.


                                                        XỬ LÝ SAU KHI ĐÀO BỨNG


Sau khi đào bứng bạn cần lưu ý các điểm sau:
- cắt xén ggoocs, rễ cây gọn gàng để dễ dàng vận chuyển. Có khi cây cổ thụ được bứng đi, rễ của nó quá dài nhưng dễ đó lại không có râu ria, các loại rễ nhỏ chỉ tập chung ở đoạn cuối của rễ cái thì chỉ cần cắt một đoạn ngắn ở ngọn rễ đó rồi mang về vun phân, tưới nước chăm sóc.nên chia ra làm nhiều đợt để cắt từng đoạn ngắn các rễ nhỏ mới mọc ra, dời dần dần các rễ nhỏ thu về gốc cây, tức chỗ gần với thân cây.

XANH DÁNG ĐỨNG CÓ TÀNG

- Đối với các rễ hư, bị côn trùng phá hoại, rễ thối mục, bất kỳ là lớn hay nhỏ nên cắt bỏ toàn bộ.
- căn cứ vào yêu cầu  tạo dáng cây kiểng mà cắt bỏ một số cành, giữ lại một số cành, nếu còn dài cần phải xén ngắn cho vừa phải. Đối với một số cây cảnh có cành nhỏ, tạm thời có thể không cần phải cắt xén, chỉ cần cắt bỏ các lá để khống chế sự thoát hơi của chúng.

XANH DÁNG TÔ CHÂU - HÀNG BÁN
Nếu bạn đào bứng những cây có sức nảy chồi yếu thì tuyệt đối không được tỉa sạch lá chẳng hạn như tùng bách...Sau khi cắt tỉa phải lưu ý phần phiến lá, phần gốc phải có đất.Những cây có sức chồi mạnh như cây câu cốt, sơn chi tử, nam thiên trúc và phần lớn những cây rụng lá thì việc vặt sạch lá, chỉ giữ lại thân cây cũng không ảnh hưởng gì.


HÀNG BÁN
Sau khi cắt xén song lấy đất ở đó đổ nước vào tạo thành lớp đất nhão đặc rồi đổ vào gốc rễ.Khi lớp đất ấy hơi khô ráo thì bao bọc gốc cây lại.
- bụi gốc đào lên, phần gốc phải nhúng vào nước bùn rồi đặt vào sọt


MAI CHIẾU THỦY
CHÚC CÁC BẠN ĐÀO BỨNG ĐƯỢC NHỮNG CÂY NHƯ Ý NHÉ!
Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau nhé.


Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

CÁCH ĐÀO BỨNG

CHÀO CÁC BẠN!
Một tuần làm việc mới lại bắt đầu chắc hẳn các bạn đã đạt được một số thành công nhất định rồi đúng không?
mình chúc mừng các bạn nhé!


LỘC VỪNG
 Hôm nay chúng mình tiếp tục nghiên cứu về cây cảnh - một thú vui tao nhã đem lại cho chúng ta niềm vui và kinh tế nhé.

Muốn đào bứng cây cảnh ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng thời gian, phương pháp, dụng cụ, bao bì và cách thức vận chuyển trước khi đào bứng.

THỜI GIAN TIẾN HÀNH

Cuối thu ,đầu mùa đông.lúc cây cối bước vào ngơi nghỉ nhưng chưa hoàn toàn nằm trong trạng thái ngủ đông,trên cành vẫn còn ít lá chưa dụng.

cũng có thể đào bứng sau khi tiết trời đã hết giá lạnh của mùa đông và bước vào mùa xuân, cây cối vừa mới đâm trồi nảy lộc.tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng và theo loại cây sợ lạnh hay sợ nóng.Nhữn cây sợ lạnh thì khai thác vào hạ tuần tháng ba là thích hợp nhất

.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐÀO BỨNG

Lúc điều tra thực địa cần ghi chép tỉ mỉ tình trạng phân bố của cây kiểng như:
địa điểm, loại cây, số lượng......Lúc đến nơi khai thác, trước tiên phải quan sát cẩn thận,chọn lựa kỹ lưỡng rồi mới khai thác, tránh việc khai thác một nửa rồi thay đổi ý định.
Bạn cũng cần tim hiểu về điều kiện giao thông đi lại cho hợp lý.


TIẾN HÀNH ĐÀO BỨNG CÂY

Trước khi đào bứng các loại cây có lá dụng, phải làm sạch cỏ hoang, chướng ngại vật xung quanh, tỉa những cành nhánh không cần thiết, giữ lại thân chính và bộ phận cành chính để đào bụi gốc lên.
- Đào một rãnh quanh gốc để bứng gốc cây kèm theo bầu đất ở chính nơi đó.
- Phân biệt rõ hướng các rễ đâm ra rồi mới quyết định dùng cuốc, giá để đào bới, nên cắt bỏ những rễ già to lồi ra khỏi bầu đất.phải vừa đào vừa lắc cho đến khi gốc cây được bứng ra.tỉ lệ giữa cành và rễ được giữ lại khoảng 6/4.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

GIẤY TỜ RƠI

Trong lúc làm việc tôi có nhặt được giấy chứng minh thư của bạn LÊ THỊ KIM LOAN
nếu bạn loan hoặc bạn nào biết bạn loan thì liên hệ với tôi để nhận lại chứng minh thư nhé.
địa chỉ liên lạc:
BÙI NGỌC SƠN SĐT : 0978 435 456
NƠI LÀM VIỆC : Q1-TP.HCM

LÊ THỊ KIM LOAN
Ngày sinh : 20-7-1981
Nguyên quán: QUẢNG NGÃI
Nơi thường trú : PHƯỚC TÂN, BÌNH TÂN, PHƯỚC LONG, BÌNH PHƯỚC




CHÚNG MÌNH CÙNG GIÚP BẠN LOAN NHÉ.

CHÚC CÁC BẠN LUÔN VUI!

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

GỖ LŨA DÙNG ĐỂ TREO LAN HOẶC TRANG TRÍ CỔNG

Bạn đang có một vườn lan thật đẹp hoặc có một quán hàng nhỏ xinh xắn và muốn bày biên chiếc cổng vào cho thật đẹp?
bạn hãy liên hệ ngay với tôi nhé hiện tôi đang có một cây gỗ lũa rất đẹp để bạn treo những giỏ lan hoặc những cây cảnh nhỏ trên đó.
tôi đảm bảo việc kinh doanh của bạn sẽ đông khách ghé thăm và có lời ngay:




cây cao hơn 4m dộng 3m với những tua cong như rồng bay phượng múa ,màu sắc bắt mắt, đường nét tuyệt hảo.hiện chỉ có một cây như thế này.

NHỮNG CÂY DÙNG LÀM CẢNH (1)

CHÀO CÁC BẠN!
Tuần vừa qua chắc các bạn đã gặt hái được nhiều thành công chứ?chúc mừng các bạn nhé.
Chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về những loại cây dùng làm cây cảnh nhé.

CÁC LOẠI CÂY DÙNG LÀM CẢNH :

SEN HỒNG BẾN BẠCH ĐẰNG
NGÂN HẠNH
KIM QUẤT
PHẬT THỦ
ĐẠI ĐẠI
CHI TỬ
QUẾ HOA
BẠCH HOA
SƠN MAO CỬ
LANG DU
PHONG HƯƠNG
TỬ ĐẰNG
BÀ SƠN HỔ

SANH DÊU PHONG


TÔNG TRÚC
VĂN TRÚC
CỎ DÙ
LAN ĐIẾU
CỎ DUYÊN GIỚI
HOA CÚC
....................

SANH CỔ

Sau khi đã biết được những loại dùng làm cây cảnh bạn nên chọn những cây có tiêu chuẩn như sau :
Thân rễ của nó phải phình lớn và lộ lên mặt đất.gốc của nó lớn, có đốt khoanh tròn và uốn khúc, đồng thời rễ có tư thế treo hoặc vươn ra.


- Thân cây là chủ thể của cây kiểng nên phải có dáng già nua và uốn khúc như con rồng có sừng,vỏ thân phải nứt nẻ hoặc có u đốt là tốt nhất.


Lá cần phải nhỏ mịn, màu phải xanh biếc, bóng loáng



trên đây là những cây tôi đã chọn và đang nuôi dưỡng.
CHÚC CÁC BẠN TÌM ĐƯỢC NHỮNG CÂY PHÙ HỢP NHÉ!