HÌNH ẢNH

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

TIẾN HÀNH ĐÀO BỨNG CÂY ( TIẾP )

CHÀO CÁC BẠN THÂN MẾN!
Rất vui khi hôm nay lại được chia sẻ tâm sự với các bạn về những thành công trong tuần qua.
Những ngày qua chắc các bạn luôn vui vẻ và đạt những thành tựu tốt chứ? hãy chia sẻ với mình nhé!
Hôm nay mình sẽ cùng các bạn nghiên cứu tiếp phần đào bứng cây nhé!

VÚ SỮA CAO 6m
- các loại cây như tùng, bá hoặc cây xanh khác thường phải đào đất chung quanh gốc lên phân nửa rồi lấy đất mới đổ vào thay thế. Qua năm sau lại đào lên phân nửa đất còn lại chung quanh và cũng lấy đất mới đổ vào thay thế rồi phủ cỏ hoặc rong rêu, cành khô lá mục để phòng nước mưa cuốn trôi số đất mới.Đến năm thứ ba, khi chung quanh gốc, rễ mới bắt đầu sinh ra, lúc đó mới đào bứng cả gốc, rễ lẫn đất, bọc vào bao mà chở về.Những cây cổ thụ đặc biệt quá to, có thể phải thay đổi đất mới ba lần rồi mới đào bứng mang về.





XANH CỔ THỤ - CAO 5M

 - Khi đào phải chú ý đến sườn dốc. Miệng cắt gốc cây phải phẳng và vát xuống để tiện cho việc kín làm miệng.


                                                        XỬ LÝ SAU KHI ĐÀO BỨNG


Sau khi đào bứng bạn cần lưu ý các điểm sau:
- cắt xén ggoocs, rễ cây gọn gàng để dễ dàng vận chuyển. Có khi cây cổ thụ được bứng đi, rễ của nó quá dài nhưng dễ đó lại không có râu ria, các loại rễ nhỏ chỉ tập chung ở đoạn cuối của rễ cái thì chỉ cần cắt một đoạn ngắn ở ngọn rễ đó rồi mang về vun phân, tưới nước chăm sóc.nên chia ra làm nhiều đợt để cắt từng đoạn ngắn các rễ nhỏ mới mọc ra, dời dần dần các rễ nhỏ thu về gốc cây, tức chỗ gần với thân cây.

XANH DÁNG ĐỨNG CÓ TÀNG

- Đối với các rễ hư, bị côn trùng phá hoại, rễ thối mục, bất kỳ là lớn hay nhỏ nên cắt bỏ toàn bộ.
- căn cứ vào yêu cầu  tạo dáng cây kiểng mà cắt bỏ một số cành, giữ lại một số cành, nếu còn dài cần phải xén ngắn cho vừa phải. Đối với một số cây cảnh có cành nhỏ, tạm thời có thể không cần phải cắt xén, chỉ cần cắt bỏ các lá để khống chế sự thoát hơi của chúng.

XANH DÁNG TÔ CHÂU - HÀNG BÁN
Nếu bạn đào bứng những cây có sức nảy chồi yếu thì tuyệt đối không được tỉa sạch lá chẳng hạn như tùng bách...Sau khi cắt tỉa phải lưu ý phần phiến lá, phần gốc phải có đất.Những cây có sức chồi mạnh như cây câu cốt, sơn chi tử, nam thiên trúc và phần lớn những cây rụng lá thì việc vặt sạch lá, chỉ giữ lại thân cây cũng không ảnh hưởng gì.


HÀNG BÁN
Sau khi cắt xén song lấy đất ở đó đổ nước vào tạo thành lớp đất nhão đặc rồi đổ vào gốc rễ.Khi lớp đất ấy hơi khô ráo thì bao bọc gốc cây lại.
- bụi gốc đào lên, phần gốc phải nhúng vào nước bùn rồi đặt vào sọt


MAI CHIẾU THỦY
CHÚC CÁC BẠN ĐÀO BỨNG ĐƯỢC NHỮNG CÂY NHƯ Ý NHÉ!
Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau nhé.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét