HÌNH ẢNH

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

CÁCH ĐÀO BỨNG

CHÀO CÁC BẠN!
Một tuần làm việc mới lại bắt đầu chắc hẳn các bạn đã đạt được một số thành công nhất định rồi đúng không?
mình chúc mừng các bạn nhé!


LỘC VỪNG
 Hôm nay chúng mình tiếp tục nghiên cứu về cây cảnh - một thú vui tao nhã đem lại cho chúng ta niềm vui và kinh tế nhé.

Muốn đào bứng cây cảnh ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng thời gian, phương pháp, dụng cụ, bao bì và cách thức vận chuyển trước khi đào bứng.

THỜI GIAN TIẾN HÀNH

Cuối thu ,đầu mùa đông.lúc cây cối bước vào ngơi nghỉ nhưng chưa hoàn toàn nằm trong trạng thái ngủ đông,trên cành vẫn còn ít lá chưa dụng.

cũng có thể đào bứng sau khi tiết trời đã hết giá lạnh của mùa đông và bước vào mùa xuân, cây cối vừa mới đâm trồi nảy lộc.tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng và theo loại cây sợ lạnh hay sợ nóng.Nhữn cây sợ lạnh thì khai thác vào hạ tuần tháng ba là thích hợp nhất

.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐÀO BỨNG

Lúc điều tra thực địa cần ghi chép tỉ mỉ tình trạng phân bố của cây kiểng như:
địa điểm, loại cây, số lượng......Lúc đến nơi khai thác, trước tiên phải quan sát cẩn thận,chọn lựa kỹ lưỡng rồi mới khai thác, tránh việc khai thác một nửa rồi thay đổi ý định.
Bạn cũng cần tim hiểu về điều kiện giao thông đi lại cho hợp lý.


TIẾN HÀNH ĐÀO BỨNG CÂY

Trước khi đào bứng các loại cây có lá dụng, phải làm sạch cỏ hoang, chướng ngại vật xung quanh, tỉa những cành nhánh không cần thiết, giữ lại thân chính và bộ phận cành chính để đào bụi gốc lên.
- Đào một rãnh quanh gốc để bứng gốc cây kèm theo bầu đất ở chính nơi đó.
- Phân biệt rõ hướng các rễ đâm ra rồi mới quyết định dùng cuốc, giá để đào bới, nên cắt bỏ những rễ già to lồi ra khỏi bầu đất.phải vừa đào vừa lắc cho đến khi gốc cây được bứng ra.tỉ lệ giữa cành và rễ được giữ lại khoảng 6/4.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét